I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1/ Cơ sở lí luận:
- Như chúng ta đã biết, trong những năm gần
đây bậc học mầm non đã tiến hành đổi mới chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Trong đó đạc biệt coi trong việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chhơi phù
hợp với sự phát triển của tùng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách
chủ động, tích cực, hồn nhiên, vui tươi, dồng thời tạo cơ hội cho giáo viên
phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm
sóc giáo dục một cách linh hoạt nhằm thực hiện phương châm “học mà chơi, chơi
mà học”, để đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện. Muốn đạt mục tiêu phát triển
toàn diện thì chúng ta cần phát huy tính tò mò sáng tạo, tính độc lập của trẻ,
đặt biệt giáo viên cần phải tổ chức các hoạt động học tập vui chơi cho phù hợp
với điều kiện của nhóm lớp, để cho trẻ hoạt động tích cực. Trong các hoạt động
học tập và vui chơi thì giáo viên phải thể hiện tốt nhiệm vụ vủa mình luôn linh
động sáng tạo, giúp trẻ thông qua chơi mà học bằng cách tổ chức tốt “hoạt động
vui chơi” cho trẻ mà cụ thể là tổ chức tốt “hoạt động góc”.
2/Lí do chọn đề tài:
- Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung và
tổ chức cho trẻ chơi nói riêng thì giáo viên cần phải biết là nên cho trẻ chơi
những gì, chơi như thế nào để đem lại sự phát triển tư duy của trẻ và những
kiến thức cơ bản làm tiền đề cho sự phát
triển toàn diện.
- Là giáo viên mầm non chúng ta cần phải tìm
ra những phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi mà cụ thể là hoạt
động góc cho phù hợp với lúa tuổi và điều kiện thực tế của nhóm lớp để cho trẻ
được hoạt động và hoạt dộng một cách có hiệu quả. Chính vì lí do này nên tôi
chọn dề tài “một số biện pháp giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc” để nghiên cứu.
II/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG GÓC CHO TRẺ
MẪU GIÁO:
- Đối với trẻ
mẫu giáo tất cả các hoạt động học tập, vui chơi được tổ chức đang xen nhau, dặt
biệt nhu cầu về hoạt động ở các góc rất quan trọng và cần thiết, Bởi vì thông
qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kĩ năng so
sánh… nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức,
phát triển trí tuệ một cách toàn diện hơn.
- Trong quá trình tổ chức hoạt động góc cho
trẻ ta nhận thấy rằng:
+ Đối với
trẻ:
-
Trẻ sẽ hiễu được
nội dung của công việc thật mà mình chưa
hề thực hiện.
-
Trẻ được trãi
nghiệm và khẳn định mình qua các trò chơi.
-
Phát huy tính tự
lập, sáng tạo…trong khi chơi, cũng qua hoạt động giúp trẻ từ chổ không biết đến
tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức, phát triển sự giao lưu qua lời
nói, làm giàu vốn từ.
-
Giúp trẻ thể hiện
tình cảm, giáo dục nhân cách.
-
Phát triển tình
cảm tập thể, mối quan hệ giữa người với người, thể hiện sự đoàn kết giúp đở lẫn
nhau trong các nhóm chơi.
-
Có ý thức giữ gìn
đồ dùng đồ chơ, nhận ra cái đẹp, cái xấu, phát triển óc thẩm mỹ…
+ Đối
với giáo viên:
-
Thông qua việc tổ
chức hoạt động góc giáo viên sẽ nắm bắt được những nhu cầu nguyện vọng của trẻ.
-
Tích lũy nhiều
kinh nghiệm hơn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
-
Nâng cao tay nghề
qua việc làm đồ dùng đồ chơi.
-
Tăng thêm tình
cảm giữ cô và trò khi cùng chơi với trẻ…
III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Là giáo viên ở vùng cù lao của huyện, lớp
lá của tôi có 34 cháu. Để thực hiện đề
tài này tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau.
1/
Thuận lợi:
-
Được sự quan tâm
giúp đở của ban giám hiệu về chuyên môn cũng như tạo mọi điều kiện thuậnlợi
giúp tôi thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình,
-
Là lớp bán trú
nên có 2 giáo viên cùng thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ và việc tồ chức hoạt
đông góc cho cháu cũng được thuận lợi hơn.
-
Nhiệt tình trong
công tác, yêu nghề mến trẻ nắm vững phương pháp dạy học.
-
Trẻ ngoan ngoãn
co nề nếp trong các hoạt động học tập vui chơi.
-
Phụ huynh quan
tâm đến việc chăm sóc dạy dổ trẻ.
2/
Khó khăn:
-
Tồng số cháu
34/17 nữ. Trong đó có 28 cháu 5 tuổi, 06 cháu 4 tuổi. 10 cháu chưa qua chương
trình lớp 3- 4 tuổi.
-
Thời gian dành
cho việc làm đồ dùng cho các góc còn ít, hơn nữa đồ dùng phải thay đổi theo
từng chủ đề…
-
Một số ophụ huynh
hay phê bình cô giáo cho trẻ chơi, ít dạy trẻ học, viết và làm toán như ở lớp một…
III/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1/
Thực trạng:
Kết quả khảo sát đầu năm học cho thấy:
-
Trẻ còn rụt rè
chưa quen với nề nếp 15%.
-
Những trẻ chơi
chưa thành thạo 35%.
-
Trẻ hứng thú chơi
50%.
Từ kết quả trên tôi nhận thấy các cháu
lớp mình chưa tự nhận vai chơi cho mình còn nhờ cô chỉ định, cũng như chưa tự
chọn góc chơi, một số tẻ không hứng thú, chưa biết sử dụng đồ dùng đúng mục
đích dẫn đến tỉ lệ thấp.
Cũng như ở chủ đề “ Trường mầm non”, tôi
cho cháu chơi 3 góc
+
Góc học tập: cháu tô chữ cái trong quyển tập tô,tô chữ số..
+
Góc xây dựng: cháu xây trường mầm non.
+
Góc nghệ thuật: cho cháu tô vẽ chân dung cô giáo,vẽ đồ chơi tặng bạn.
Tôi
nhận thấy rằng ở các góc chơi chưa có liên quan với chặt chẻ với nhau,
nội dung chơi còn rời rạc chưa phong phú, cháu chơi không có hứng thú, tôi cũng
tiếp tục theo dõi các hoạt động của ngày hôm khác và lưu ý những góc mà cháu
không thích chơi, những nội dung mà cháu chưa làm được và nguyên nhân vì sao…Để
từ đó rút ra kinh nghiệm và tổ chức giờ hoạt động góc tốt hơn.
Qua một thời gian quan sát tôi nhận thấy rằng
việc sắp xếp bố trí các góc chơi chưa phù hợp, nội dung chơi chưa thể hiện mối
quan hệ với nhau, các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các góc chưa phong phú, một
số phụ huynh chưa quan tâm đến hoạt động
vui chơi của cháu nên việc ủng hộ trong mua sắm các thiết bị, đồ dùng đồ chơi
cũng như hổ trợ những nguyên vật liệu đã qua sử dụng còn hạn chế…
2/ Giải pháp:
Từ những thực trạng mà tôi đã nêu trên, là
giáo viên dạy lớp nhận thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ chơi
hoạt động góc và tôi đã tìm ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ lớp tôi tham gia
tốt hoạt động này như sau.
+ Lên kế hoạch hoạt động góc cụ thể cho từng
chủ đề.
+ Bố trí sắp xếp các góc chơi hợp lí, khoa
học.
+ Lựa chọn nội dung chơi.
+ Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi
ở các góc.
+ Phối hợp với phụ huynh.
Để cho trẻ được hoạt động trong một môi
trường tốt nhất và đem lại kết quả cao thì chúng ta cần:
a/
Lên kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề:
Đây là một việc làm rất quan trọng và cần
thiết. Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho
cả năm học theo từng chủ đề, từng tuần cụ thể. Nhờ đó việc tổ chức cho trẻ chơi
hoạt động góc được chu đáo hơn về nội dung và hình thức.
-
Ví dụ: Ở chủ đề
“Trường mầm non” tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động góc cho chủ đề cụ thể như
sau.
HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ TRƯỜNG MẦM NON
Hoạt
động
|
Yêu
cầu
|
Chuẩn
bị
|
Cách
tiến hành
|
1.Góc phân
vai
- Cô giáo
- Gia đình
- Bán hàng |
- Trẻ chơi theo nhóm và
biết phối hợp các hoạt động
Chơi trong nhóm 1 cách nhịp nhàng
-Biết thỏa thuận vai chơi,biết liên kết các nhóm trong khi chơi.
-Biết xây dựng nghệ trường
MN theo ý thích…..
|
-Một số đdđc chủ đề trường MN, lồng đèn trung thu, khối gỗ, bút
vỡ……..
- Các được phục vụ bán hàng….
-ĐĐ gia đình….
|
- Đóng vai cô giáo
- Đóng vai các thành viên trong gia đình
- Chơi bán hàng các đd
Học tập lồng đèn, hoa quả…….
- Cô giáo giúp trẻ nhân vai trò chơi
- HD trẻ một số kỷ năng
Của vai chơi,gợi ý cho các nhóm chơi liên kiết với nhau.
|
2.Góc xây dựng
- Lắp ghép xây dựng trường mầm non và trường mùa thu.
|
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để
xây dụng trường mầm non vườn trường
mùa thu
- Biết sử dụng đồ dùng, được một cách sang tạo.
- Biết nhận xét ý tưởng sản phẩm của mình.
|
- Một số vật liệu xây dựng: Hàng rào, cây, hoa, khối lắp ráp,
sỏi đá…
|
- Xây dựng trường mầm non với các lớp học, sân chơi.
- Xây dựng trường mùa thu có cây cỏ, vườn hoa, ao cá…
- Cô HD trẻ lắp ghép mô hình trong góc chơi,
Nếu trẻ chưa chơi được.
|
3.Góc nghệ thuật
-Ôn kỉ năng vẻ, nặn, xé dán…tô màu, cắt dán đ/c
|
- Biết cầm bút đúng cách
- Chọn màu tô,vẽ cho bức tranh nổi bật
- Nặn 1 số ĐC đơn giản
|
- Giấy Vẽ, bút màu, đất nặn, keo hồ…
- Tranh mẩu
- Hột gà, giấy báo, vải vụn….
|
- Tô vẻ, in hình, xé dán, gấp, xếp hình vẻ trường, xếp lồng đèn…
- Dùng khuôn in hình bánh trung thu.
- Làm đèn ông sao.
|
4.Góc học tập – sách
- Tô màu tranh, tô các nét cơ bản.
- Xem tranh ảnh hoạt động tết trung thu.
|
- Biết tô các nét đơn giản.
- Tô màu tranh trường MN, hoạt động ngày tết trung thu
- Xem tranh trường mầm non….
|
- Bút sáp, giấy cho trẻ tô.
- Tranh lô tô về hoa quả, đd trong lớp
- Vở tập tô, bé làm quen với toán.
- Các loại sách về mùa thu và tết trung thu.
|
- Chơi lô tô, đdđc, phân loại theo các dấu hiệu
- Tô vẻ chử cái, chử số theo tranh.
- Chép tranh trường MN hoạt đông vui chơi trung thu.
- Hoạt động lật sách, mở sách, xem tranh và gợi ý kể chuyện sáng
tạo.
|
5.Góc âm nhạc
- Hát múa
Theo chủ đề TMN- tết trung thu.
|
- Cháu biết chú ý nghe nhạc - vận động theo lời bài hát theo chủ
đề.
- Biết biểu diển văn nghệ chào mừng ngày khai giảng năm học mới.
- Hát múa vui đón trung thu.
|
- Nhạc cụ, máy casset, băng nhạc, mũ, trống lắc phành….
|
- Nghe hát các bài về TMN và tết trung thu
- HD cháu thể hiện như một chương trình văn nghệ chào mừng ngày
khai giảng, ngày tết trung thu.
|
6.Góc thiên nhiên
- Chăm sóc
- Cây, hoa
- Chơi với cát nước.
|
- Cháu hứng thú tham gia hoạt động chăm sóc cây, hoa.
- Thích thú chơi với các nước tạo ra sản phẩm từ cát.
|
- Sàn rộng
- khăn lau tay
- Nước , cát
- Một số cây kiểng, hoa…
|
- Cho trẻ trồng cây, hoa,tưới nước.
- In cát, đông , đo, nước.
|
-
Từ kế hoạch chung
cho chủ đề tôi tiếp tục lên kế hoạch cho mỗi tuần cụ thể với nội dung khác
nhau. Ở các chủ đề khác tôi cũng lên kế hoạch cụ thể như vậy và thấy rất có
hiệu quả.
b/ Bố trí các góc chơi hợp lí, khoa học:
-
Vị trí của các
góc chơi cũng cần phải được sắp xếp hợp lí, có như vậy sẽ giúp cho trẻ thuận tiện hơn trong khi
chơi. Cụ thể tôi đã trang trí 5 góc chơi của lớp mình với những hình ảnh khác
nhau, đẹp mắt và kí hiệu của các góc là những chữ cái vì lớp tôi là lớp lá nên
việc nhận biết góc chơi bằng ký hiệu chữ cái rất dễ dàng.
-
Các băng từ được
ghi tên góc chơi cụ thể cho cháu chọn, cháu thích chơi góc nào thì chọn băng từ
tên góc và gắn lên chổ chơi và chọn thẻ đeo có chữ cái làm ký hiệu ở góc chơi
đó.
-
Ví dụ: Sau khi cháu chọn 3 góc chơi (xây dựng,
nghệ thuật, đóng vai) cháu chọn góc có chữ U để chơi xây dựng thì cháu đại diện
nhóm sẽ lấy bảng tên góc dán lên góc có chữ U các cháu nào thích chơi xây dựng
thì sẽ lấy kí hiệu góc là chữ U và về góc chơi. Với hai góc còn lại cũng vậy.
-
Nhờ cách sắp xếp
trên tôi nhận thấy các cháu rất thích thú mỗi khi chơi và các góc luôn được
thay đổi vị trí, cháu không cảm thấy nhàm chán khi chỉ chơi một góc ở một nơi
duy nhất. Chẳn hạn như hôm nay cháu chơi xây dựng ở góc chữ U thì hôm sau cháu
sẽ chơi đóng vai ở đó, chơi xây dựng ở góc chữ H, hôm khác lại đổi…
-
Nhờ việc bố trí
các góc chơi như thế các cháu lớp tôi rất thích thú và hoạt động ngày càng có
hiệu quả hơn.
c/
Lựa chọn nội dung chơi:
-
Nội dung của giờ
hoạt động góc cũng rất quan trọng, nếu chúng ta lựa chọn nội dung quá đơn điệu,
không phong phú thì kết quả chơi sẽ không được như mong muốn. Chính vì vậy
chúng ta cần lựa chọn nội dung chơi phù hợp với chủ đề, và phù hợp với khả năng
hoạt động của trẻ ở lớp mình và các góc chơi cũng cần phải liên kết với nhau
làm cho nội dung của buổi chơi thêm phong phú.
-
Ví dụ: Ở chủ đề
gia đình, với góc chơi đóng vai tôi cho cháu chơi đóng vai ông bà, bố mẹ, chăm
sóc con cháu (chuẩn bị xây một căn nhà), đóng vai người bán hàng rau, quả, quần
áo…Ở góc nghệ thuật cháu sẽ làm tranh chủ đề gia đình bằng hột hạt, xé dán…Ở
góc xây dựng cháu sẽ lắp ghép ngôi nhà bằng bitis, dùng chai nước ngọt làm hàng
rào gắn thảm cỏ làm đường đi, cắm hoa vào chậu trang trí xung quanh nhà…Sau khi
cháu hoạt động xong cháu góc xây dựng sẽ bàn giao nhà cho các cháu ở góc đóng
vai, các cháu ở góc nghệ thuật đến mừng nhà mới của bạn sẽ tặng trang do mình
làm ra…Với những chủ đề khác tôi cũng lựa chọn và thay đổi nội dung chơi cho
phù hợp để thu hút cháu vào hoạt động hơn.
-
Từ những nội dung
chơi như trên tôi nhận thấy rằng các cháu rất hứng thú tham gia hoạt động và
biết làm ra những sản phẩm đẹp, biết thể hiện vai chơi của mình, hòa đồng với
bạn bè, chấp nhận và làm tốt sự phân cong của nhóm trưởng…Chính nhờ nội dung của
góc chơi luôn được thay đổi theo từng chũ đề mà các cháu lớp tơi rất tích cực
tham gia hoạt động và hoạt động có hiệu quả.
d/
Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ
chơi:
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo
thì nhu cầu hoạt động với đồ dùng đồ chơi là rất cần thiết, và để cho trẻ hoạt
động tốt ở các góc thì cần phải trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi để cho trẻ được
hoạt động một cách tích cực và chủ động.
-
Ngoài những đồ
dùng đồ chơi do trường cấp thì tôi phải làm thêm đồ dùng đồ chơi khác để trang
bị thêm cho góc chơi của cháu. Ngay từ
đầu năm học tôi đã lên cho mình kế hoạch làm đồ dùng phục vụ cho các góc theo
từng chủ đề cụ thể.
-
Như đã nói ở trên
ngoài những đồ dùng đồ chơi có sẳn tôi thường tận dụng những nguyên vật liệu đã
qua sử dụng sẳn có ở địa phương để làm ra những đồ dùng xin xắn như: những con
nhím, con rùa, con cá từ hộp đựng bắp xào, con thỏ,ga, vịt, gấu, cá… làm từ
những cái đĩa củ, võ trướng, võ sò, hộp sữa chua,bộ bàn ghế bằng chai nhựa,
bình thủy, ly, ca…tất cả những nguyên vật liệu này được tôi sưu tầm ở địa
phương và chúng điều đảm bảo tính an toàn, vệ sinh, không sắc nhọn,không gây
độc hại cho trẻ. Và cũng từ những nguyên vật liệu mà tôi đã sưu tầm,cháu cũng
được sử dụng trong giờ hoạt động góc và làm ra nhiều sản phẩm đẹp theo khả năng
của mình.
-
Điều đặc biệt mà
chúng ta cần chú ý khi chuẩn bị nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi cho trẻ cần
phải phù hợp với từng chủ đề. Như ở chủ đề “Tết mùa xuân” tôi sẽ chuẩn bị cho
trẻ những đồ dùng, vật liệu như: lon nước ngọt, miễng dừa, phách tre, hộp kem
nhiều màu,keo, hồ, giấy màu…cho trẻ làm nhạc cụ, một số cành khô, hoa đào, hoa
mai, giấy màu…cho cháu gắn cành mai, đào, làm dây xúc xích, trái châu treo ở
lớp, trang trí trang phục chuẩn bị cho buổi biểu diễn văn nghệ mừng xuân…Từ
những nội dung thực hiện ở giờ hoạt động góc cũng sẽ hổ trợ cho giờ hoạt động
chung, giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp cho
trẻ khắc sâu kiến thức hơn.
Tóm lại
đồ chơi của trẻ cũng cần phải đa dạng và phong phú, nhiều đồ chơi cần kích
thích tính tò mò ham hiểu biết cho trẻ. Chính vì vậy mà tôi cố gắn lựa chọn và
làm ra những đồ chơi phong phú, phù hợp với nội dung chơi của trẻ để thu hút
trẻ vào hoạt động và giúp cho trẻ hoạt động mà không bị nhàm chán.
e/
Phối hợp với phụ huynh:
-
Muốn có được
nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú và đa dạng thì tôi cũng đã kết hợp với phụ
huynh để được hổ trợ những nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương để làm cho nguồn
nguyên liệu dồi dào hơn, từ đó những đồ dùng đồ chơi cho trẻ được làm ra cũng
phong phú hơn, đồng thời cũng giúp cho trẻ hoạt động một cách tích cực hơn.
-
Ngoài ra tôi
thường vận động phụ huynh tham gia các buổi họp phụ huynh ở lớp để trao đổi
cách chăm sóc giáo dục trẻ và tuyên truyền cho phụ huynh biết được các hoạt
động học tập, vui chơi cho các cháu ở lóp đều rất có ích cho sự phát triển toàn
diện của cháu, chứ không riêng về mặc nào, đồng thời khuyến khích phụ huynh ủng
hộ nguyên vật liệu cũng như cùng làm những đồ chơi đơn giãn cho con em mình,
bởi có những đồ chơi có thể giáo viên chưa có kinh nghiệm nhưng phụ huynh thì
có nhiều kinh nghiệm hơn.
IV/ KẾT QUẢ:
Qua một thời gian thực hiện những biện pháp
trên, tôi nhận thấy trong giờ hoạt động góc lớp tôi đã hoạt động một cách tích
cực và đạt được kết quả như sau:
- Đối
với trẻ:
+ Trẻ có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, sử dụng đồ
dùng đồ chơi khéo léo hơn, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp hơn và có nhiều sáng tạo
khi tạo ra sản phẩm.
+ Biết thể hiện giao lưu tình cảm giữa bạn bè, giữa
trẻ và cô, thích chơi cùng bạn và biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi
chơi, có thái độ tự giác cùng bạn đến góc chơi, hứng thú khi chơi.
+ Kết
quả:
. Trẻ có hứng
thú trong giờ chơi 100%.
. Trẻ có kỹ
năng chơi thành thạo 70%.
. Trẻ biết
tạo ra sản phẩm trong khi chơi 75%.
- Đối
với giáo viên:
. Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức một giờ hoạt
động góc.
. Nâng cao tay nghề trong việc làm đồ dùng đồ chơi.
. Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật
liệu.
- Đối
với phụ huynh:
. Nhiều phụ huynh đã có sự thay đổi cách nhìn
về việc học và chơi của con em mình.
. Có nhiều sự hỗ trợ trong việc tìm kiếm
nguyên vật liệu.
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong khi thực hiện một số biện pháp để
cho trẻ chơi tốt hoạt động góc, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
-
Có kế hoạch thực
hiện hoạt động góc phù hợp với độ tuổi, với chủ đề.
-
Áp dụng tốt
phương pháp dạy học tích cực, lấy trẻ làm trung tâm.
-
Tìm tòi đồ dùng
đồ chơi đẹp, hấp dẫn, tạo sự thu hút đối với trẻ.
-
Nội dung hoạt
động ở các góc phải phong phú, phủ hợp vơi từng chủ đề, cụ thể, rỏ ràng.
-
Biết kích thích
động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú cho trẻ, khen chê đúng mức, động viên
khích lệ kịp thời.
-
Luôn giữ mối quan
hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh ủng hộ đồ dùng đồ chơi.
VI/ KẾT LUẬN:
Tóm lại việc cho trẻ hoạt động góc là
một giờ hoạt động vô cùng quan trọng với trẻ không thể thiếu được. Vì thế là
một giáo viên cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục mọi khó
khăn để tổ chức tốt hoạt động này để cho trẻ được hoạt động thường xuyên, liên
tục từ độ tuổi bé, do đó mỗi giáo viên chúng ta cần phải nắm được vai trò quan
trọng của hoạt động góc đối với trẻ, luôn tìm tòi ra một số biện pháp mới để
cho trẻ thực hiện hoạt động này. Qua việc thực hiện những biện pháp trên tôi
thấy trẻ thích chơi hơn, sáng tạo, linh động, nhanh nhẹn hơn, cháu rất có hứng
thú, tập trung và thể hiện sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn
bè.
Thông qua việc tổ chức giờ hoạt động
góc cũng tạo cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng,
đồ chơi cho trẻ, cũng như biết tìm ra giải pháp để thực hiện tốt chất lượng
chăm sóc giáo dục nhằm giúp cho trẻ được phát triển một cách toàn diện hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của
bản thân đã áp dụng vào giờ hoạt động góc của lớp học và cũng có một số kinh
nghiệm rút ra từ thực tế của lớp học để áp dụng vào giờ hoạt động góc. Bản thân
cũng sẽ cố gắn học hỏi hơn nữa để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất nhằm đáp
ứng nhu cầu hoạt động cho trẻ theo chương trình hiện hành.
Mỹ Anh Shop chuyên bán cung cấp shop cửa hàng bán đồ chơi trẻ em cho bé chính hãng – giá rẻ hàng đầu Việt Nam
ReplyDelete--------------------------------
Giá rẻ nhất – An toàn nhất – bền nhất – Liên hệ ngay:
Web: shop cửa hàng bán đồ chơi trẻ em cho bé
( Xem tai day): shop cửa hàng bán đồ chơi trẻ em cho bé
( xem tai day ): shop cua hang ban do choi tre em cho be