1. Thực trạng tình hình tập thể, cá nhân trước khi lập
thành tích, có sáng kiến, đề tài nghiên
cứu.
- Lớp chồi.
- Số trẻ: 25 trong đó có 12
cháu nữ, 13 cháu nam.
- Đối tượng trẻ: 4-5 tuổi.
- Trường Mầm Non
- Thời gian thực hiện năm học: 2014-2015 .
*Địa điểm:
Trường Mầm Non
Năm học
này tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4-5 tuổi. Tôi đã nhận thấy những điều
kiện thuận lợi và khó khăn ở lớp tôi như sau:
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của PGD &ĐT huyện Thanh Bình,
và được sự quan tâm của BGH trường thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên
môn,nghiệp vụ:; thao giảng;dự giờ chéo giữa các bạn đồng nghiệp....để các chị
em học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với nhau.
- Lớp được sự quan tâm của BGH trường tạo điều kiện
trang bị bàn ghế,đồ dùng dụng cụ âm nhạc cho trẻ.
- Phòng học rộng rãi, thoáng
mát, an toàn, có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động.
- Bản thân tôi cũng có nhiều
cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn. Biết ứng dụng công nghệ thông tin.
- Các cháu có cùng độ tuổi.
- Được sự quan tâm của phụ
huynh trong việc đưa con đi học một cách thường xuyên và quan tâm đến việc học
của con em mình ...
b. Khó
khăn:
- Chưa có phòng âm nhạc cho trẻ hoạt động
,chưa có đàn Organ....
- Một số trẻ chưa học qua lớp mẫu giáo 3
tuổi.
- Nhiều trẻ còn nhút nhát chưa hứng thú ,tích cực tham gia vào hoạt
động giáo dục âm nhạc.
- Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp .
- Một số chủ đề khó khai thác tài liệu.
- Đời sống của người dân rất khó khăn. Cha
mẹ các cháu đa số là nông dân, một số phụ huynh phải đi làm xa, các cháu phải
sống với ông bà, nên ít có thời gian quan tâm đến con.
- Đứng trước tình hình như vậy, bản thân tôi
lo lắng và suy nghĩ tìm ra một số biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4-5 tuổi tích
cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc vậy.
2. Tên sáng kiến và
lĩnh vực áp dụng
Đề tài: Một số biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4-5
tuổi tích cực tham gia vào haọt động giáo dục âm nhạc.
3. Nội dung, bản chất của sáng kiến
*Mục
đích của hoạt động giáo dục âm nhạc.
- Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ
cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc,
tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện
nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng
tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và
hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm
nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn
diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính
vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
- Chúng ta đã biết, ở mọi thời
đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng. Cùng với một số ngành khác, giáo
dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên, ở
mỗi giai đoạn, giáo dục lại được tổ chức theo những cách thức khác nhau. Do đặc
điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển khai theo phương châm
“Chơi mà học”. Và giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc
giáo dục toàn diện cho trẻ.
- Thực tế cho thấy, trẻ em ở
tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia
vào các hoạt động âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm
đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên
nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người; hình thành và phát triển ở trẻ những
thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh
dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí
tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến
thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như
học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở
trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát
triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc
cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
- Âm nhạc ảnh hưởng đến quá
trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc được coi là phương tiện hữu
hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những
phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu. Vì vậy, giáo dục
âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải
có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm
quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.
* Một số biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ
4-5 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc.
a.
Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ:
- Góc âm nhạc là nơi trẻ
có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của chính bản thân mình,
trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển
những kỹ năng âm nhạc của mình qua các trò chơi, các hoạt động sáng
tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tôi luôn cố gắng và chú
ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và chú ý bố trí,
sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái
cho trẻ.
Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt
động Âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa minh họa thì nơi tổ chức ở phòng Âm nhạc
để trẻ có thể tự mình soi gương và chỉnh sửa các động tác, kích thích trẻ hoạt
động tích cực hơn.
- Cung cấp cho trẻ nhiều
nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy chứa đậu, hột
hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng
sành. Có thể để giấy báo hay những loại giây phế liệu có kích cỡ
lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy... theo ý
tưởng các nhân, phục vụ chơi vũ hội hóa trang, nhảy múa tự do.
- Tôi còn sưu tầm thể hiện
phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ
điển... các loại nhạc cụ dân tộc. Khi có điều kiện tôi dùng đàn
thật hay có thể sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát.
- Ngoài ra còn có một số
đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: khăn
choàng, vòng đeo tay, chân, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi
bông. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ
dễ dàng lấy và sử dụng. Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho
ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng, làm phiền
đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác.
- ĐÓ kích thích tính
tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết
bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng
tối đa.
- Tại góc âm nhạc, t«i còng chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, mong
muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên
kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến
khích trẻ tự làm hay cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để
vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có
thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí váy áo làm
mặt nạ hóa trang....Trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng đồ dùng
do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc.
- Trẻ mầm non phát âm còn chưa
chuẩn vì thế giáo viên cần chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều
chỉnh và sửa sai rèn luyện cho trẻ.
- Để có một tiết học sôi nổi
và hào hứng ngay từ đầu, người dạy trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự
luyện đàn, giọng hát và nghe hát…để giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính
xác.
- Tôi luôn thay đổi trang trí
góc âm nhạc thật sinh động theo chủ điểm để gây sự thu hút với trẻ. Góc âm nhạc
là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của ḿnh, trẻ có thể làm
quen, ôn luyện , củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các
tṛò chơi, các họat động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tại
đây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ
một cách thích thú và sáng tạo.
Ví dụ: Chủ điểm thực vật tôi làm các dụng cụ âm
nhạc dưới dạng hoa lá.Chủ điểm động vật là các con vật ngộ ngĩnh đáng yêu múa
hát.
b. Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt:
b. Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt:
- Vào bài sinh động để thu hút
sự chú ý của trẻ: Có thể sử dụng những dồ dùng vật thật hay những câu đố, những
đoạn clip làm nổi bật chủ đề dạy.
Ví dụ: Ở chủ đề thực vật dạy bài hát “Màu hoa” cô giáo có thể trang
trí ở lớp một số loại hoa tươi để thu hút trẻ.
- Ở chủ đề động vật dạy bài
hát “Đố bạn” cô dùng các câu đố về các loại động vật…
- Tổ chức các hoạt động đa
dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm. Ví dụ: Tổ chức dạy hát là trọng tâm thì
có thể cho trẻ tập hát nhanh - chậm, hát to - nhỏ, hát nối tiếp nhau….
- Tæ chức biểu diễn có thể sử dụng nhiều hình thức như:
Múa, hát, hát đối.
-Tìm cách vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của
trẻ.
Ví dụ: chủ điểm “nghề nghiệp” khi dạy với đề tài: “bác
đưa thư vui tính”, tôi hóa trang và đóng vai bác đưa thư để gây sự hứng thú cho
trẻ
- Ngoài những phương thức cũ, tôi còn ứng dụng công
nghệ thông tin vào các tiết học âm nhạc, bằng cách quay những đoạn clip mô
phỏng cho bài hát tôi dạy,những hình ảnh được làm trên chính trẻ của tôi.
- Tôi tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động
trọng tâm.
Ví dụ: Khi trọng tâm là dạy hát thì tôi tổ chức cho
trẻ hát to hay hát nhỏ, hát nối đuôi… dựa theo các hình thức khác nhau.
c. Sử dụng các loại nhạc cụ – Học cụ thu hút sự chú ý
của trẻ:
- Ngoài những dụng cụ mua sẵn như hoa vải, hoa nhựa,
phách tre, trống lắc…Giáo viên cần cung cấp nhiều nguồn âm thanh: các loại lon,
thùng thiếc, thùng giấy chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà
bếp, khối gỗ, chén bằng sành. Có thể để giấy báo hay những loại giây phế liệu
có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy… Theo tư
tưởng các nhân vật, phục vụ chơi vũ hội hóa trang, nhảy múa tự do. Giáo viên
cần sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân
ca, nhạc cổ điển… các loại nhạc cụ dân tộc. Nếu có điều kiện dùng đàn thật hay
có thể sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát. Ngoài ra cần có một số đồ dùng
khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: khăn choàng,
ṿòng đeo tay, chân, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy
cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ
dàng lấy và sử dụng.
Ví
dụ: Nắp sữa làm trống lắc,
chia ly nhựa bỏ hạt – hột vào, muỗng gừ.. và chú ý trang trí đa dạng màu sắc để
thu hút trẻ.
- Để kích thích tính ṭò mò, ham hiểu biết lôi cuốn
trẻ vào góc chơi âm nhạc, giáo viên phải chú ư thay đổi chất liệu, những thiết
bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa.
Ví
dụ: Cái nắp xoong, úp xuống ta sẽ đánh âm thanh khác so
với khi ta ngửa ra, hay đánh trên đỉnh âm thanh khác với khi ta đánh để ngửa
nắp.
- Để làm trang phục cho trẻ có thể dựng các loại giấy
bảng kính, ống hút, xốp màu, lá cây tạo nhiều kiểu trang phục lạ mắt.
Khi trẻ khai thác hết, chơi liên tục, trẻ cảm thấy chán tôi sẽ
thay đổi ngay. Ví dụ như: Dùng lời kích thích trẻ : “Hôm nay góc âm
nhạc có đồ dùng đồ chơi mới, các con hãy đến thử xem”. Mỗi lần nên
thay đổi 3-4 đồ dùng, đồ chơi. Giáo viên khuyến khích trẻ trải
nghiệm, tìm tòi, khám phá những đồ dùng đồ chơi mới.
Ví dụ như dưới sự giúp đỡ
của cô trong quá trình trẻ chơi, trẻ tự phát hiện ra âm thanh của
chén sành chén sứ khi chứa lượng nước khác nhau,thì các chén tạo ra
âm thanh khác nhau. Giáo viên gợi ý cho trẻ biết phối hợp những đồ dùng đồ
chơi cũ với đồ dùng đồ chơi mới, gây hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Để gõ đệm cho một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách… trẻ kết hợp với việc sử dụng đũa gõ những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra một tổ hợp âm thanh hài hòa, rất hay. Trong quá trình trẻ chơi tại góc âm nhạc, giáo viên có thể tận dụng để giới thiệu cho một số đàn dân tộc trẻ biết. Ví dụ về đàn tranh, sau khi cô giới thiệu chọn tiếng đàn tranh trong đàn organ, cô cho trẻ nghe một bài hát quen thuộc giúp trẻ dễ cảm thụ.
d/ Đưa ứng dụng CNTT vào các tiết học.
- Thường xuyên vào các trang web như: you tobe.com, nhaccuatoi.vn…để
tìm các tư liệu phù hợp với nội dung bài dạy sau đó sử dụng máy chiếu, làm các
hiệu ứng với hình ảnh, ảnh động, sdile show, video clip ….kết hợp với các phần
mềm: pwerpoint, photoshop…®Ó sử lí hình ảnh và sử dụng
trong bài dạy.
Ví dụ: Ở chủ đề bản thân: Bài hát “anh Tý sún” Sử dụng đoạn clip “Đánh
răng buổi tối của Bo và ba Nam ”.
- Ở chủ đề động vật: dạy bài hát “Đố bạn” Có thể kết hợp cho trẻ xem
clip “Thế giới động vật” tương ứng vào mỗi câu hát, đến câu hát về con vật nào
thì trẻ xem hình ảnh tương ứng về con vật đó…Trẻ có thể vừa hát vừa bắt chước
các hành động của con vật trong bài hát như: Khỉ, voi, gấu…Tiết học của trẻ sẽ
thêm vui nhộn và sinh động hơn.
- Với những bài hát nghe thuộc làn điệu dân ca, cô có thể cho trẻ xem
hình ảnh, clip về những cuộc thi hát dân ca, hát đối, hát quan họ ở hội Lim.
Khi trẻ được trực tiếp xem các đoạn video clip trẻ sẽ hứng thú và có cảm xúc
hơn với những làn điệu dân ca đó.
Ví dụ: Khi cho nghe các bài hát dân ca quan họ Bắc
Ninh, tôi đưa đoạn clip các liền anh, liền chị quan họ đang hát giao duyên hay
hình ảnh của các chị hai, chị ba quan họ với nón thúng quai thao và những bộ
quần áo mớ ba, mớ bảy cho trẻ xem. Với những giọng hát chuyên nghiệp mượt mà
tình cảm, những bộ quần áo rực rỡ sắc màu và phong cảnh hữu tình, trẻ sẽ cảm
thụ chính xác hơn về các làn điệu dân ca của các vùng.
- Với những bài hát của đồng bào các dân tộc, tôi đưa hình ảnh về các
lễ hội của đồng bào các dân tộc: Thái, Tây Nguyên…
- Với các bài hát về Bác Hồ, khi
nghe bài hát “Ai yêu nhi dồng bằng Bác Hồ Chí Minh” kết hợp cho trẻ xem các
hình ảnh, clip về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi…trẻ sẽ thấy Bác Hồ rất hiền từ
giống như một người ông rất gần gũi với các cháu:
- Víi những trò chơi âm nhạc, tôi sưu tầm những âm thanh
gần gũi trong thực tế như các hiện tượng thiên nhiên: Tiếng suối chảy róc rách,
tiếng mưa rơi rì rào, tiếng gió thổi vi
vu, tiếng chim hót véo von…Những âm thanh trong cuộc sống (tiếng còi tàu, tiếng còi ô tô, tiếng gà
gáy…) ®Ó phát triển sự nhạy cảm và tai nghe cho trẻ.
đ/ Sử dụng các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ:
- Để tạo cho trẻ các trang phục
biểu diễn hấp dẫn, bắt mắt, tôi dùng các trang phục làm từ ruy băng, giấy màu
các loại, trang kim, phế liệu…Cô và trẻ cùng nhau trang trí để làm trang phục
kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ được mặc bộ quần áo do chính mình tham
gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc.
- Rèn nề nếp kỹ năng cho trẻ:
Qua các tiết học và hoạt động, tôi rèn cho trẻ biết thực hiện theo hiệu
lệnh, khẩu lệnh tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn khi lên biểu diễn.
e. Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng
tạo cho trẻ:
-Trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh, biết
chia nhúm, biết về hàng và tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹ
và linh hoạt qua việc trẻ lên biểu diễn.
- Rèn thêm cho trẻ một số động tác múa như: nhún chân,
cuộn tay, lắc mông… nhịp nhàng theo lời bài hát.
- Vận động và múa sáng tạo là cách làm trẻ vui
thích để phát triển kỹ năng thể chất. Múa tạo cơ hội để trẻ giải tỏa năng
lượng, kích thích trí tưởng tượng và phát huy tính sáng tạo. Múa sáng tạo bao
gồm những cử động thân thể nhằm truyền đạt một nội dung hỡnh ảnh (ví dụ một cơn
gió), một cảm giác (ví dụ sức mạnh).
- Tạo điều kiện cho trẻ tự thỏa thuận và tự chọn các
vận động theo ý thích và sự sáng tạo của trẻ. Cô có thể dùng lời để khuyến
khích, động viên trẻ thực hiện các hoạt động sáng tạo khác nhau mà không trùng
với vận động của bạn.
f. Âm nhạc kết hợp với các bộ môn khác:
- Tôi thường xuyên chú ý lồng ghép âm nhạc vào các môn học khác ở các bài
phù hợp để trẻ được ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi, mặt khác qua nội dung lồng ghép
này các môn học khác cũng trở nên phong phú sinh động hơn.
- Tæ chức chương trình biểu
diễn văn nghệ nhân các ngày hội, ngày lễ để 100% trẻ được tham gia tạo cho trẻ
sự mạnh dạn tự tin.
- Theo phương pháp dạy tích hợp các bộ môn âm nhạc có
thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các bộ môn khác và còn giúp cho các bộ môn
khác trở nên sinh động hơn.
Ví dụ: Môn Văn học:
-
Hoạt động: truyện
“Chú thỏ tinh khôn” cô có thể tổ chức cho trẻ vận động theo bài: “Trời nắng-
Trời mưa”
-
Môn tạo hình: chủ đề bản thân, hoạt động: “Dán hình lật
đật” cô cho trẻ hát bài “bé lật đật”.
-
PTTC-XH: Hoạt
động: Động vật nuôi trong gia đình, có các bài hát “Một con vịt”, “Gà trống,
mèo con, và cún con”, “Con gà trống”.
- PTNT: Hoạt
động: “Cao hơn – thấp hơn”có bài hát “Năm ngón tay ngoan”
g. Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi và ôn luyện thông
qua lễ hội:
- Trong những giờ ổn định tổ chức, hay chuyển hoạt
động, tôi ổn định trẻ bằng những bài hát mà trẻ thích, chơi các trò chơi dựa
trên nội dung bài hát.
- Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội cô giáo có
thể tổ chức hoạt động âm nhạc theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà tất
cả trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn âm nhạc.
Ví dụ: Khai giảng, tết trung thu, lễ hội 20/11, tết
Dương lịch, mừng ngày 8/3 và Lễ Tổng kết.
h. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh:
- Để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục thì
việc tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh là điều vô cùng quan trọng. Ngoài bài
giảng trên lớp trẻ cần được ôn luyện mọi nơi, mọi lúc. Được trình bày hay thể
hiện những gỡ mỡnh học được
- Lên bảng tin về chương trình dạy theo chủ điểm và
thay tin hàng tuần để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm
cho trẻ.
- Vận động phụ huynh hổ trợ vật liệu mở: thùng giấy, ống lon, hộp sữa,
bảng, chai nhựa , quần áo cũ, dụng cụ hóa trang….
4. Khả năng và phạm vi áp dụng của sáng kiến.
Xây dựng “Một số biện pháp tạo
hứng thú giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc”Lớp
Chồi, trong năm học 2014- 2015 của Trường Mầm Non, Nhằm giúp trẻ có thế
tích cực ,hứng thú tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi.
5. Những lợi ích và
hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến.
Sau gần một năm nghiên
cứu và thử nghiệm đề tài này, tôi thấy việc lựa chọn nội dung xây dựng “Một số
biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động giáo
dục âm nhạc” cho trẻ
là rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy nhất là ở lứa
tuổi mầm non mẫu giáo. Nó là điều kiện quan trọng để hình thành nhân cách cho
trẻ và phát triển toàn diện nhân cách con người trẻ, đồng thời giáo viên cũng
rút ra được nhiều kinh nghiệm sau mỗi lần tạo tình huống và tổ chức những hoạt
động giáo dục âm nhạc giúp trẻ tự tin, tự lực, giàu sức sáng tạo, sau khi thực hiện các biện pháp
trên tại nhóm lớp mình, tôi thấy giờ học âm nhạc đạt kết quả tốt hơn, giờ học
sinh động thoải mái, trẻ hứng thú học và tích cực tham gia vào các hoạt động.
Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều.
Và khi đề tài này hoàn thành kết quả đạt được rất
tốt
a. Kết quả trên trẻ:
Với kết
quả trên cho thấy khả năng ca hát tốt của các cháu đã tăng lên. Các cháu rất
yêu thích và có hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc.
Sau khi
vận dụng một số biện pháp trên tôi thấy trẻ còn phát triển tốt một số kỹ năng
như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng thẩm mỹ, kỹ năng nhận
thức.
-Kỹ
năng giao tiếp: Khi tham gia hoạt động âm
nhạc trẻ được hoạt động cùng với bạn, khi biểu diễn trẻ học cách trình bày,
giới thiệu, trẻ đạt 75%.
-Kỹ
năng thể hiện cảm xúc: Trẻ
biết cách thể hiện cảm xúc theo nội dung bài hát. khi biểu diển trẻ biết giao
lưu tình cảm với khán giả, trẻ đạt 80%.
-Kỹ
năng thẩm mỹ: Trẻ biết yêu âm nhạc,
biết yêu quý cái đẹp. Biết thể hiện những sắc thái, động tác minh họa đẹp, trẻ
đạt 82%.
-Kỹ
năng nhận thức: Tạo điều kiện để trẻ có
thêm những hiểu biếtxã hội, những kiến thức văn hóa, hay môi trường xung quanh
trẻ,trẻ đạt 83%.
b. Kết quả
từ phía các bậc cha mẹ:
- Cha mẹ
luôn coi trọng và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ
ở nhà trừơng và trong gia đình,qua việc dạy trẻ học thuộc các bài hát , mua
trang phục, mua nhạc cụ giúp trẻ biểu diễn tốt phần văn nghệ mà con em có tham
gia ….
Trên đây là những sáng kiến, cải
tiến, giải pháp mới các đề án của bản thân tôi trong năm học 2014 – 2015.
Kính
đề nghị hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp Trường.
0 comments:
Post a Comment