Searching...
Saturday, March 26, 2016

ỨNG DỤNG NHỮNG THÍ NGHIỆM KHOA HỌC VÀO CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON

1. Thực trạng tình hình tập thể, cá nhân trước khi lập thành tích, có sáng kiến, đề tài  nghiên cứu.
          - Lớp Nhà trẻ có 20 cháu trong đó có 13 cháu nam và 7 cháu nữ.
          - Đối tượng trẻ: 24-36  tháng.
          - Trường Mầm Non 
          - Thời gian thực hiện năm học: 2014-2015 .
- Địa điểm: Trường Mầm Non  
          Sau một thời gian là giáo viên chủ nhiệm lớp 24 – 36 tháng.  Tôi đã nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn ở lớp tôi như sau:
          a/ Thuận lợi:
          - Phòng học rộng rãi, thoáng mát, an toàn, có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động.
          - Bản thân tôi cũng luôn cố gắng học tập không ngừng năng cao trình độ. Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
          - Được sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của BGH nhà trường về mặt tài liệu, cơ sở vật chất để thực hiện đề tài.
          b/ Khó khăn:
          - Do là trẻ nhỏ nên việc trao đổi giữa cô và trẻ cũng gặp nhiều khó khăn.
          - Trường trang bị những dụng cụ làm thí nghiệm cho trẻ khám phá khoa học còn ít.
          - Khả năng nhận thức của trẻ 24 – 36 tháng thì đây mới chỉ là bước đầu của tư duy trực quan hình tượng với các hình tượng còn đang gắn liền với hành động. Trẻ hoàn toàn chưa biết đến phân tích, tổng hợp nên chỉ biết nhìn sự việc dừng lại ở từng chi tiết nên sự hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ còn nhiều hạn chế.
           - Khi nghe nói đến câu “Trẻ mầm non Khám Phá Khoa Học”, tôi thật sự ngạc nhiên và tự hỏi : “sự hiểu biết của trẻ mầm non yếu”. Thế nhưng khi tôi tham khảo một số tài liệu nói về “khám phá khoa học cho trẻ mầm non” và dự giờ một vài hoạt động thí nghiệm của khối lá và khối chồi, tôi tự hỏi bản thân mình: “tại sao mình không tìm lấy những thí nghiệm khoa học đơn giản phù hợp với lứa tuổi trẻ của lớp mình từ các tài liệu và tạo cơ hội cho trẻ của mình cũng được tham gia khám phá khoa học.
          - Lúc mới áp dụng đề tài vào thử nghiệm ở lớp tôi cũng gặp không ít khó khăn vì dụng cụ làm thí nghiệm vẫn chưa nhiều chủ yếu là tôi phải tự tìm nguyên vật liệu để chuẩn bị, thời gian cho trẻ làm thí nghiệm cũng không nhiều.
          - Với những suy nghĩ và mong ước để trẻ lớp tôi có thể hiểu biết về thế giới xung quanh thông qua các thí nghiệm khoa học vui, càng giúp tôi có nhiều động lực tìm ra một số hoạt động phù hợp với lớp và cùng các cháu tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cùng trải nghiệm và cùng tìm ra kết quả giúp cho tiết học vô cùng sinh động. Do tôi muốn thực hiện đề tài về các thí nghiệm khoa học vào tiết dạy để trẻ khám phá nên vào đầu năm học tôi đã làm một cuộc khảo sát nhỏ để tìm hiểu về khả năng nhận thức của trẻ như thế nào để tìm đưa ra tiết dạy phù hợp với khả năng của trẻ nhất.
          *Kết quả khảo sát đầu năm học của lớp cho thấy:
         - Trẻ mạnh dạn tiếp xúc với các dụng cụ thí nghiệm là 60%.
         - Trẻ tập trung quan sát thí nghiệm là 45%.
          - Trẻ tự tin phát biều ý kiến là 35%.
         - Trẻ nắm được kiến thức cơ bản là 40%.
 2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng
          Đề tài: Ứng dụng những thí nghiệm khoa học vui vào công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non.
 3. Nội dung, bản chất của sáng kiến
          * Khám phá khoa học cho trẻ mầm non là gì?
           Khám phá khoa học là quá trình trẻ tích cực tham gia các hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên (quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định...). Hay nói rõ hơn đó là quá trình tìm kiếm thực sự các kiến thức mới và thảo luận, chia sẽ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ, trẻ băn khoăn, thắc mắc...
   Ví dụ: Thìa (muỗng) được làm bằng chất liệu nhựa, nhôm, sứ, trẻ có thể khám phá vật nổi, vật chìm từ những cái muỗng này bằng cách thả vào nước.
* Một số thí nghiệm khoa học vui.
          Vì dạy lấy trẻ làm trung tâm, nên trong quá trình hoạt động về khoa học, tìm hiểu, đặt câu hỏi liên quan đến các hiện tượng khi làm thí nghiệm....trẻ sẽ  nhận ra và nói được các sự vật, hiện tượng xung quanh các vật thí nghiệm. Tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ trực tiếp làm thí nghiệm với những dụng cụ, được tham gia trải nghiệm khám phá về không khí, màu sắc, tính chất của nước,... được thử nghiệm đúng – sai và cuối cùng trẻ tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú đối với trẻ.
   *Thí Nghiệm 1: Không khí quanh em
          - Tôi cho trẻ chơi trò chơi “Bịt mũi”.
            + Khi bịt mũi lại tôi hỏi các con có thở được không? Đa số trẻ thực hiện theo lời tôi và bảo con thở được, vậy các con thở bằng gì? Trẻ bảo con thở bằng miệng. Thế thì các con bịt mũi và miệng lại trẻ hứng thú tiếp tục làm theo và cùng nhau lắc đầu tôi bảo các con hãy buông tay ra và trả lời cho cô biết khi bịt cả mũi và miệng con có thờ được không? Trẻ trả lời con không thở được cô ơi.
           + Tôi đổi cho trẻ đứng những nơi khác nhau trong lớp: Khi thì cho trẻ đứng vào chỗ tôi qui định, hỏi trẻ: con có thở được không? Trẻ trả lời con thở được. Khi thì cho trẻ đứng cùng với các bạn, hỏi trẻ: con có thở được không? Trẻ trả lời con thở được. Khi thì cho trẻ đứng tự do trong lớp, hỏi trẻ: con có thở được không? Trẻ trả lời con vẫn thở được.
  => Tôi giải thích cho trẻ biết tại sau trẻ đứng ở mọi nơi đều có thể thở được: chúng ta thở được là nhờ có không khí, không khí có ở xung quanh chúng ta.
          - Tôi đặt tình huống:  Thế không khí có bắt được không? Có trẻ nói được có trẻ nói  không.
            + Vậy chúng ta làm cách gì để bắt không khí? Có trẻ nói dùng tay để bắt, lấy nón, lấy bọc, lấy chai,....để bắt không khí.
            + Tôi phát cho mỗi trẻ một cái bong bóng và yêu cầu: hãy lấy và bắt không khí vào quả bóng, khi nghe tôi nói mỗi trẻ làm một các khác nhau: có trẻ thì chụp bằng hai tay rồi bỏ vào, có trẻ nắm, bắt không khí cho vào bong bóng. Thế là tôi gợi ý cho trẻ: Các con hãy dùng hơi thổi vào quả bóng đến khi quả bóng phình to ra thì bịt miệng bóng lại hoặc dùng ống bơm để bơm không khí vào trong.
=> Tôi giải thích: bong bóng phình to ra được là nhờ có không khí ở bên trong. Để biết không khí như thế nào tôi cho trẻ mở miệng bong bóng và kéo nhỏ miệng bong bóng sang hai bên, khi không khí thoát ra tạo ra hơi gió nhẹ và còn phát ra tiếng kêu, tôi cho trẻ buông hai tay ra bong bóng còn bay lượn trong khong trung làm trẻ thích thú nhìn theo và bảo bong bóng bay được cô ơi. Tôi vui mừng khi nhìn thấy trẻ hào húng và khoe với tôi khi nhìn thấy những điều mới lạ.
          - Những trò chơi nhỏ ấy đã làm cho tiết học trở nên sôi động và thu hút sự tập trung của trẻ hơn, nhờ vậy các cháu được trực tiếp thực hiện để biết không khi như thế nào, biết không khí luôn ở xung quanh chúng ta, và biết muốn thở được thì cần phải có không khí.
*Thí nghiệm 2: Có gì trong chai không?
a. Mục đích:
          Trẻ biết không khí không màu, không mùi nên bằng mắt thường ta không nhìn thấy được.
b. Chuẩn bị:
          - Chai thủy tinh không đựng gì ( Đủ cho cô và trẻ).
          - Thau nước vuông ( Đủ cho cô và trẻ).
c. Cách tiến hành
Tôi cho trẻ quan sát phía trong và phía ngoài chai sau đó cho trẻ cùng nhìn và ngửi bên trong chai có chứa gì không. Tất cả trẻ đồng loạt nói không có thấy gì bên trong và cũng không ngửi thấy được mùi gì hết. Tiếp tục cho trẻ quan sát bên trong cái thau và hỏi trong thau có gì? Trẻ trả lời là có nước, tôi cho trẻ quan sát và hỏi trẻ nhìn thấy gì? Trẻ nói con thấy bóng mình trong nước, không thấy màu và cũng không ngủi thấy mùi gì.
Tiếp tục tôi cho trẻ thả chai thủy tinh đó vào trong thau nước và hỏi trẻ khi chai được thả vào thau nước các con thấy gì? Trẻ trả lời thấy rất nhiều bong bóng nổi lên và phát ra tiếng nhưng rồi sau đó thì những bong bóng biến mất.
d. Giải thích và kết luận
          Các con cũng quan sát thấy trong chai thủy tinh khi chưa bỏ vào nước thì trong chai cũng không có chứa gì và cũng không có mùi gì, nhưng khi thả chai thủy tinh vào trong nước lại có nhiều bọt khí nổi lên và phát ra âm thanh. Hiện tượng này là do trong chai có chứa rất nhiều không khí, do không khí không màu, không mùi nên bằng mắt thường con không nhìn thấy được. Khi cho chai vào thau nước khiến nước tràn vào trong chiếm chỗ trong chai nên đẩy không khí ra ngoài thành bọt khí gây ra hiện tượng nổi bong bóng.
*Thí nghiệm 3: Bé biết những gì về nước?
a. Mục đích:
          Cho trẻ biết nước nguyên chất không có màu, không mùi, không vị và có thể hòa tan với các chất khác.
b. Chuẩn bị:
          - Mỗi trẻ sẽ có ba ly có chứa nước nguyên chất và 3 cái thìa ( Đủ cho cô và trẻ).
          - Bột màu xanh, đỏ, vàng ( Đủ cho cô và trẻ).
c. Cách tiến hành:
          Tôi phát cho mỗi trẻ ba ly nước nguyên chất và cho trẻ nói về màu sắc, mùi vị của ba ly nước ấy. Qua quan sát trẻ thấy và nhận xét ba ly nước không có màu, không có mùi vị và có thể nhìn thấy vật bên kia của ly nước. Vậy cô đố các con cái gì có thể hòa tan trong nước? Mỗi trẻ nghĩ ra thứ,  có trẻ thì bảo đường có thể tan trong nước, có trẻ thì nói muối, nước đá,.....Để biết nước có thể hòa tan những gì cô và các con cùng làm thí nghiệm nhỏ.
          Tiếp theo tôi phát cho mỗi trẻ một ít bột màu đỏ và bảo trẻ cho một ít bột màu đỏ vào ly nước đầu tiên rồi khuấy đều và hỏi các con nhìn thấy ly nước chúng ta như thế nào? Không còn thấy bột màu trong ly nước và ly nước đổi thành màu đỏ.
          Tiếp tục cho bột màu xanh và bột màu vàng vào hai ly còn lại và cũng cho trẻ nhận xét sự tan của bột màu và đổi màu của từng ly nước.
d. Giải thích, kết luận
          Nước là một loại chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Nước có thể hòa tan rất nhiều thứ, khi chúng ta cho bột màu đỏ vào ly khuấy đều thì bột màu dần tan ra hết và chuyển nước từ trong suốt sang màu đỏ,
*Thí nghiệm 4: Vật chìm vật nổi
a. Mục đích:
          Cho trẻ biết được vật nào nổi và vật nào chìm khi được thả vào trong nước.
b. Chuẩn bị:
          - Mút xốp cắt nhỏ ( Đủ cho cô và trẻ).
          - Hòn sỏi nhỏ ( Đủ cho cô và trẻ).
c. Cách tiến hành:
- Mỗi trẻ sẽ có hai cái ly nước nguyên chất và cho trẻ nhận xét về ly nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Sau khi nhận xét về hai ly nước tôi cho trẻ thả mút xốp vào ly thứ nhất và hỏi trẻ các con thấy mút xốp như thế nào? Trẻ trả lời mút xốp thả vào nước thì mút xốp nổi lên phía trên. Tôi cho trẻ tiếp tục bỏ viên sỏi vào ly còn lại và cho trẻ quan sát hiện tượng. Khi thả viên sỏi vào ly nước các con thấy gì? Thấy viên sỏi chao đảo trong ly nước và nằm xuống đáy ly.
          - Ồ, vậy sau có vật lại chìm có vật lại nổi thế kia? Khi cầm mút xốp trên tay con thấy thế nào? Trẻ bảo rằng nó nhẹ. Thế còn viên sỏi thì sau? Thấy nó nặng hơn.
d. Giải thích và kết luận
          - Nước nguyên chất trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Do mút xốp nhẹ nên khi vào trong nước mút xốp sẽ nổi lên trên, còn viên sỏi nặng nên khi gặp nước nó chìm xuống dưới đáy ly.
 














4. Khả năng và phạm vi áp dụng của sáng kiến.
          Việc “ Ứng dụng những thí nghiệm khoa học vui vào công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non” trong năm học 2014 – 2015 của trường Mầm Non Tân Huề nhằm gây sự hứng thú, tò mò, thích khám phá và giúp hình thành cho trẻ một số kỹ năng quan sát, suy đoán,..
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến.
          - Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi thấy việc áp dụng những thí nghiệm khoa học vui vào tiết học đã gây cho trẻ sự hứng thú, trẻ luôn tập trung và đặt ra những câu hỏi tại sao” trước những hiện tượng lạ đang xảy ra. Đa số trẻ đều hứng thú chờ đợi những giờ thí nghiệm. Việc tạo điều kiện cho trẻ được khám quá, được làm quen với môi trường xung quanh là một việc làm rất cần thiết và cần có một hệ thống các thí nghiệm khoa học từ độ tuổi nhà trẻ tới các lứa tuổi tiếp theo. Đặc biệt với những trò chơi, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự thích thú, ham tìm tòi, thích khám phá, giúp phát triển khả năng quan sát, phân tích, phán đoán,...từ đó có thể nâng cao hiệu quả của quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh.
          - Và khi đề tài này hoàn thành kết quả đạt được rất tốt.
 a. Kết quả trên trẻ:
          - 100% trẻ đều được tiếp xúc với các thí nghiệm khoa học.
          - 95% trẻ chú ý vào nội dung thí nghiệm
          -  75% trẻ mạnh dạn, tự tin nói lên ý kiến của mình.
          - 85 % trẻ nắm được kiến thức cơ bản.
 b. Nhận xét
          - Từ những kết quả mà tôi thu được trên trẻ sau một thời gian với các trò chơi và thí nghiệm tôi thấy rằng  đã đem lại kết quả rất tốt. Các thí nghiệm luôn thu hút được chú ý, hào hứng ở trẻ, giúp trẻ hiểu biết thêm về môi trường, về những điều kì thú  xung quanh  ta.
          - Bên cạnh đó ngoài việc học ở trường, thì ba mẹ cũng là người giúp trẻ khám phá khoa học với những nội dung gần gũi xung quanh cuộc sống của chúng ta.

          Trên đây là những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới các đề án của bản thân tôi trong năm học 2014 – 2015.

          Kính đề nghị hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp Huyện.

0 comments:

Post a Comment

 
Back to top!