1. Thực trạng tình hình tập thể, cá nhân
trước khi lập thành tích, có sáng kiến, đề tài
nghiên cứu.
- Lớp lá 1
- Số trẻ: 35 trong
đó có 13 cháu nữ, 23 cháu nam.
- Đối tượng trẻ:
5-6 tuổi
- Trường Mầm Non
Tân Huề - Xã Tân Huề - huyện Thanh Bình
- tỉnh Đồng Tháp
- Thời gian thực hiện năm học: 2013-2014 .
Năm học này tôi được nhà trường phân
công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi. Tôi đã nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó
khăn ở lớp tôi như sau:
a/ Thuận lợi:
Phòng học rộng rãi, thoáng mát, an toàn,
có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động.
Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong
quá trình tự học, tự rèn. Biết úng dụng
công nghệ thông tin.
Các cháu có cùng độ tuổi.
Được sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn
tận tình của BGH nhà trường về mặt tài liệu, cơ sở vật chất để thực hiện đề
tài.
b/ Khó khăn:
- Đồ dùng trực quan còn ít chưa đa dạng
phong phú.
- Hơn 63 % trẻ trong lớp là bé trai, nên
thường hiếu động và nghịch ngợm, nhảy nhót, leo trèo, chen lấn nhau khi đi
lại,...
- Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp
với người lạ.
- Đời sống của người dân rất khó khăn. Cha
mẹ các cháu đa số là nông dân, một số phụ huynh phải đi làm xa, các cháu phải
sống với ông bà, nên ít có thời gian quan tâm đến con.
- Ngoài điều kiện khó khăn ra phụ huynh cứ
nghĩ rằng lo cho trẻ cái ăn cái mặc, và cho trẻ đến lớp học như bao bạn khác
là chủ yếu. Khi vào lớp cô giáo sẽ dạy hết mọi việc và họ
không nghĩ rằng cần phải giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một điều quan trọng
không kém.
- Một
số cháu tự đi học hoặc nhờ người quen đưa đi, về mặt phối hợp với phụ huynh để
giáo dục kỹ năng sống cho các cháu còn hạn chế.
- Đứng trước tình
hình như vậy, bản thân tôi băn khoăn lo lắng và suy nghĩ tìm ra một số biện
pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ có một thái độ, cách ứng xử
phù hợp trong các tình huống.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng
Đề
tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, dạy lồng ghép vào
tất cả các lĩnh vực.
3. Nội dung,
bản chất của sáng kiến
Khái niệm về
giáo dục kỹ năng sống
Theo tài liệu “Giáo dục giá trị sống
và kỹ năng sống cho trẻ mầm non thì:
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực
trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những
hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị,
thái độ và kỹ năng thích hợp.
Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
được hiểu là giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp các
em có thể chuyển tải những gì mình biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận
(thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị) thành những khả năng thực thụ
giúp trẻ biết và phải làm gì và làm như
thế nào (hành vi) trong những tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Một số biện pháp giúp trẻ học tốt giáo dục lễ giáo ở
trường mẫu giáo:
a. Xây dựng góc tuyên truyền để gây sự chú ý
cho trẻ:
Đầu
tiên tôi sử dụng những hình ảnh về một số nguy cơ không an toàn và cách phòng
tránh như: Không leo lên bang công, không ăn thức ăn ôi, thiu, gặp nguy hiểm
thì báo ngay với người lớn... sau đó dán những hình ảnh giúp trẻ hình thành kỹ
năng tự phục vụ, giữ vệ sinh sạch sẽ như: Các bước rửa tay bằng xà phòng, cách
đánh răng, cách lau mặt,... và những hình ảnh dạy trẻ kỹ năng giao tiếp như:
biết chào hỏi khi gặp người lớn, nhận quà bằng hai tay...... để gây sự chú ý
cho trẻ và phụ huynh, giúp việc giáo dục kỹ năng sống đạt kết quả cao.
b. Giáo dục kỹ năng sống thông qua các tiết
học:
Các nội dung về giáo dục kỹ năng sống
được tích hợp trong các lĩnh vực của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi
thực hiện lồng ghép trong quá trình giảng dạy và đạt được hiệu quả cao.
Ví dụ : khi thực hiện lĩnh vực phát triễn
thẩm mỹ về âm nhạc. Tôi dạy trẻ qua bài hát “Em đi chơi thuyền” Giáo dục trẻ
khi đi thuyền thì phải ngồi im, phải đi cùng người lớn nếu không sẽ gặp nguy
hiểm.
Khi hát cho cháu nghe bài “Thật đáng
chê”. Tôi giáo dục trẻ khi đi nắng thì
phải đội nón, không được ăn bậy, uống nước lã nếu không sẽ dễ bị bệnh
Bên cạnh đó ở lĩnh vực phát triển
nhận thức tôi dạy trẻ làm quen một số con vật nuôi trong gia đình và giáo dục
trẻ: Hiện nay có bệnh cúm A, H5N1, H7, N9 lây từ con gia cầm sang người nên
tránh tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, không ăn những con gia cầm bệnh, gia cầm
chết..... Và khi gặp chó dữ thì tránh xa, không bỏ chạy mà tìm cây để đuổi chó.
Khi thực hiện các hoạt động ở lĩnh vực phát
triễn ngôn ngữ, thể loại truyện kể mà
trọng tâm là dạy kể chuyện thì tôi luôn
tận dụng không gian lớp học để bày dụng cụ kể chuyện, khung sân sấu, sắp
đặt tranh và các con rối sao cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích
cực hơn.
Vd: Tôi kể chuyện “quả bầu tiên” câu chuyện không chỉ giáo
dục trẻ kỹ năng thực tế mà con giáo dục kỹ năng tâm hồn cho trẻ. Những hành
động tốt, giúp đỡ người khác thì sẽ được đền đáp bằng những điều tốt lành, còn
làm những việc xấu cuối cùng cũng sẽ bị trừng phạt. Với câu chuyện gà tơ đi
học, tôi giáo dục trẻ phải biết siêng năng, chăm chỉ không ngủ nướng, lười
biếng để có nhiều hiểu biết, không thua kém các bạn.
Đồng thời tôi cũng chọn những câu chuyện
thực tế ngoài xã hội để góp phần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như: khi bạn bị
ngã bạn Lan đã giúp bạn, Bạn Nam đã thể hiện tình cảm của mình với mẹ và cô
ngày 8/3 như thế nào?.....
Ngoài chuyện kể ra tôi còn sử dụng những bài
đồng dao “Gánh Gánh Gồng Gồng” giáo dục trẻ biết siêng năng làm việc và khi đạt được kết quả
biết chia cho mọi người cùng thưởng thức. Qua đó làm cho tiết học ra nhẹ nhàng
và kích thích sự hứng thú cho trẻ, giúp cho trẻ khắc sâu những kỹ năng về những
hành vi đúng và cần phải thực hiện.
Ví dụ : để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ biết
giữ gìn sức khỏe bản thân Tôi chọn bài thơ:
BÉ ƠI
Bé này bé ơi!
Đừng chơi đất cát
Hãy vào bóng mát
Khi trời nắng to
Sau lúc ăn no
Đừng cho chân chạy
Mỗi sớm ngủ dậy
Rửa mặt, đánh răng
Sắp đến bữa ăn
Rửa tay đã nhé
Bé ơi ! bé này....
.
Giáo dục trẻ tính trách nhiệm, hoàn thành
tốt công việc được giao qua bài thơ:
ONG VÀ BƯỚM
Con bướm trắng
Lượn cành hồng
Gặp con ông
Đang bay vội
Bướm liền gọi
Rủ đi chơi
Ong trả lời
- Tôi còn bận
Mẹ tôi dặn
Việc chưa xong
Đi chơi rong
Mẹ không thích
Giáo
dục trẻ tính siêng năng, chăm chỉ: khi được nghỉ ở nhà bé phải biết làm những
công việc nhỏ để giúp cha mẹ như: bé quét nhà, giữ nhà, phải học hành thật chăm
chỉ....tôi cho trẻ thể hiện những động tác quét nhà, lặt rau.
Giáo dục trẻ kỹ năng gọn gàng,
ngăn nắp, khi chơi xong phải cất dọn gọn gàng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ như vậy
thì đồ chơi mới bền, mới đẹp.
Ngoài những bài hát những bài thơ, những
câu chuyện , những câu ca dao, đồng dao có nội dung giáo dục kỹ năng sống tôi
còn lồng ghép vào các bộ môn khác như lĩnh vực phát triển tình cảm và kĩ năng
xã hội, phát triển thẩm mĩ (tạo hình), lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển
nhận thức, phát triển ngôn ngữ…
c. Giáo
dục kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi :
Hoạt động vui chơi ở trường mầm non là hoạt động mà
trẻ thích nhất, đây cũng là một thuận lợi giúp tôi rèn luyện kỹ năng sống cho
các cháu đó là trong khi trẻ tham gia hoạt động góc và hoạt động ngoài trời thì
cô sẽ rèn cho trẻ:
+ Tính đoàn kết, giúp đỡ nhau: Đối với hoạt động góc Cô
sẽ giao cho một trẻ làm nhóm trưởng, khi trẻ đã chọn được góc chơi thì nhóm
chơi ở góc đó phải cùng nhau góp sức tạo ra một sản phẩm chung như: Ở góc xây
dựng: xây nên một công viên, một ngôi nhà; Ở góc tạo hình thì cùng tạo ra một
bình hoa thật đẹp, ở góc phân vai thì phối họp ăn ý để vào vai các nhân vật....Hoặc
cho trẻ cùng trang trí lớp: Cùng trẻ thảo luận về công việc cần làm: Nội dung
công việc, các dụng cụ, đồ dùng cần chuẩn bị, nơi làm việc...
+ Ý thức trách nhiệm: Để giúp trẻ hình thành ý thức
trách nhiệm thì chúng ta không nên bắt trẻ phải hứa hay bắt buộc cháu phải thực
hiện đúng như vậy mà khuyến khích cháu hoàn thành tốt nhiệm vụ một cách nhẹ
nhàng, thoải mái: đội nào, bạn nào làm tốt thì cô chỉ ra cụ thể cháu làm tốt
chỗ nào, đã hoàn thành nhiệm vụ hay chưa hoặc đã làm thiếu sót chỗ nào, đội,
bạn nào làm tốt sẽ được tuyên dương.
+ Ý thức giữ gìn môi trường. Cô cho trẻ cùng tham gia
hoạt động ngoài trời, nhặt lá trên sân trường, tưới nước cho cây.
+ Rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn và xử lý tình huống chơi
linh hoạt, khoa học thông qua các trò chơi dân gian như: Mèo đuổi chuột, đổi
khăn, bắt vịt con, chim sổ lồng....
d. Giáo dục thông qua các tình
huống cụ thể.
Đối với biện pháp này thì cô cần chuẩn
bị các tình huống cụ thể có hình ảnh minh họa và đặt câu hỏi cho trẻ tư duy sau
đó giúp trẻ tóm lại cách giải quyết các tình huống vừa đặt ra như:
TÌNH HUỐNG 1: NGƯỜI LẠ ĐẾN TRƯỜNG ĐÓN BÉ VỀ
Sau khi tan học, Lâm đứng ngoài cổng trường chờ
mẹ. Các bạn lần lượt được bố mẹ, cô chú đón về nhà, chỉ còn lại mình Lâm. Có 1
chú mặt tươi cười tiến lại gần Lâm, cầm vào cánh tay Lâm và bảo: “Chú làm cùng
với bố cháu, hôm nay bố cháu phải ở lại làm đến tối nên nhờ chú đến đoán về.
Lên xe với chú nào!”
Bạn Lâm có nên đi theo chú lạ mặt không?
Sau khi
trẻ suy nghĩ và đưa ra câu trả lời thì cô cũng hướng dẫn trẻ cách xử lý tình
huống trên.
Con
không được tin và nghe theo người lạ, nếu gặp trường hợp này thì quay vào hỏi
cô giáo, ở lại trường với cô, chờ ba mẹ đến đón về.
TÌNH HUỐNG: VẬT LẠ RƠI VÀO MẮT
Bố mới mua cho Lê một cái diều thật đẹp. Lê háo hức
hẹn các bạn chiều nay ra bãi đất thả diều. Những cánh diều đủ màu sắc sặc sỡ
trên trời cao, thật vui mắt. Các bạn nhỏ đang chơi vui bỗng trời nổi gió ù ù,
đất cát bị gió cuốn lên mù mịt. Ối, cát bay vào mắt Lê rồi, nhức quá!
Lê phải làm như thế nào?
Cách giải quyết như
sau:
+ Không
dùng tay dụi mắt, Thử hắc xì vài cái mạnh, để xem hạt bụi có rơi ra ngoài
không?
+ Nhờ
một bạn khéo tay khẽ lật mi mắt bé lên, kiểm tra xem vật lạ nằm ở đâu?
+ Khi
thấy vật lạ, nhờ bạn ấy thổi khẽ một cái cho nó rơi ra ngoài. Nếu nó ngoan cố
không chịu rơi ra, hãy dùng khăn ẩm và sạch khẽ thấm nó ra.
+ Nếu
các biện pháp trên điều không hiệu quả thì bé phải báo ngay với bố mẹ đưa đi
đến bệnh viện khám ngay.
Và đưa
ra thêm một số tình huống khác cho trẻ giải quyết, sau khi giải quyết những vấn
đề trên thì trẻ sẽ có những kỹ năng tương đối tốt.
đ. Giáo
dục trẻ mọi lúc mọi nơi
Để
giúp trẻ có một kỹ năng sống tốt thì không chỉ trong hoạt động học, hoạt động
vui chơi mà còn phải giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi.
Trong
giờ đón trẻ: Khi trẻ để đến lớp thì chú ý xem trẻ có những hành vi nào chưa phù
hợp như để dép lung tung cô sẽ nhắc “Con để dép gọn gàng để bạn sau còn để nữa”
hoặc khi trẻ bỏ rác, hoặc cô sẽ dán ngay kệ để dép hình ảnh “Bé ngăn nắp, gọn
gàng” giúp trẻ luôn nhớ và ý thức.
Trong
giờ thể dục trẻ xô đẩy nhau làm bạn té đau, sau khi vào lớp tôi sẽ cho trẻ xem
hình ảnh xếp hàng ngay ngắn của các bạn và kể cho trẻ nghe câu chuyện “Món quà
của cô giáo”
Vào
giờ ăn cơm tôi thường xuyên nhắc nhở, giáo dục trẻ gọn gàng, sạch sẽ, không làm
rơi cơm xuống bàn, xuống sàn nhà, trong giờ ăn không nói chuyện, đùa giởn....
Khi
trẻ đi ngủ, cho trẻ đọc bài thơ “giờ ngủ” để trẻ có thái độ, hành vi đúng đắn
hơn. Không nghịch phá đồ chơi, chọc bạn, nói chuyện ảnh hưởng đến mọi người.
Những lúc rãnh rỗi
cô cũng đặt câu hỏi cho trẻ trả lời
Vd:
+ Khi có khách đến
nhà con phải làm gì?
+ Trước khi đi học
con có chào ông bà không?
+ Khi đi học về con
phải làm gì?
+ Khi con có lỗi
con phải làm gì?
...............
Cô
thường xuyên hỏi những câu hỏi tương tự gợi ý trẻ trả lời và giáo dục trẻ sau
mỗi lần hỏi, được tiếp xúc với những câu hỏi như vậy, dần dần trẻ sẽ hình thành
được nhưng kỹ năng cần thiết để phục vụ
cho cuộc sống. Sau một thời gian trẻ đã có một kỹ năng rõ rệt, một số cháu còn
nhắc nhở bạn mình làm những việc đúng đắn.
j. Là một giáo
viên gương mẫu cho trẻ noi theo.
Giáo
dục kỹ năng sống rất cần thiết đối với trẻ, là một giáo viên mầm non, tôi luôn
thể hiện mình là tấm gương cho trẻ noi theo. Đến trường với quần áo, trang phục
gọn gàng, sạch sẽ, hành động cử chỉ đúng mực, trong giờ ăn thì cố gắng chia cơm
gọn ràng, không làm rơi trên bàn,.. và trong tất cả những công việc hàng ngày
cô cũng phải thực hiện cẩn thận để trẻ bắt chước theo.
e. Phối hợp với phụ huynh.
Để
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo
đạt hiệu quả cao thì kết hợp với phụ huynh là điều kiện vô cùng cần thiết để trẻ
phát triển hoàn thiện về mọi mặt. Vì thế từ đầu năm học 2013 - 2014 tôi đã lập
kế hoạch nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và họp phụ huynh, để trao đổi
thông báo với phụ huynh về nội dung giáo dục kỹ năng sống mà tôi đã đề ra,
những nguy cơ rình rập trẻ khi không được sự quan tâm, chăm sóc của người lớn. Cha
mẹ phải tạo một bầu khí tâm lí, thuận lợi, lành mạnh, vui tươi, đầm ấm, thương
yêu để có thể phát triển, cả về thể chất lẫn tinh thần cho con cái được tốt hơn
phải thường xuyên làm gương tốt cho trẻ noi theo, gần gủi dạy dỗ trẻ biết những
khó khăn sắp tới mà trẻ phải trải qua, thường xuyên gần gủi, chăm sóc và giáo
dục kỹ năng sống trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Tôi
thường xuyên gặp gỡ trò chuyện với phụ huynh nhằm tìm hiểu và nắm bắt kịp thời
những nguyên nhân, hoàn cảnh gia đình của từng cháu để có biện pháp giáo dục kỹ
năng sống kịp thời, phù hợp với trẻ.
Đối
với những cháu sống với ông bà, hay nhờ người quen đưa đón thì tôi chuyển đến
phụ huynh nội dung những bài hát, bài thơ, câu chuyện phù hợp để giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng của sáng
kiến.
Xây dựng “một số
biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non” Lớp Lá 1. trong năm học 2013-
2014 của Trường nhằm giúp trẻ có một kỹ năng sống tốt.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại
khi nhân rộng sáng kiến.
Sau gần một năm nghiên cứu và thử nghiệm
đề tài này, tôi thấy việc lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là
rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy nhất là ở lúa
tuổi mầm non mẫu giáo. Nó là điều kiện
quan trọng để hình thành nhân cách cho trẻ, đồng thời giáo viên cũng rút ra
được nhiều kinh nghiệm sau mỗi lần tạo tình huống và tổ chức những hoạt động
giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ tự tin, tự lực, giàu sức sáng tạo, chuẩn bị sẵn
sàng để vào lớp một và thích ứng cuộc sống trong tương lai.
Và
khi đề tài này hoàn thành kết quả đạt được rất tốt
1./ Kết quả trên trẻ:
- 95% trẻ đều được tiếp xúc với các
biện pháp giáo dục kỹ năng sống và có biểu hiện tích cực hơn trong hành vi ứng
xử.
- 87% trẻ có thói quen lao động
tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; qua các hoạt động hàng ngày
trong cuộc sống của trẻ;
- 87% trẻ được rèn luyện kỹ năng
xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung sống hòa bình
- 98% trẻ được giáo dục, chăm
sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng
chống được tai nạn thương tích
-
85% trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với cô giáo và bạn bè
- 80 % trẻ biết nhắc nhở bạn thực
hiện đúng nội quy lớp, đúng hành vi ứng xử khi bạn mình quên.
2./ Kết quả từ phía các bậc cha mẹ:
- Cha mẹ luôn coi trọng và tích cực
tham gia vào các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở nhà trừơng và trong
gia đình.
- Các bật phụ huynh cũng đã nhận thức
được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, quan tâm đến con em
mình hơn.
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới
các đề án của bản thân tôi trong năm học 2013 – 2014
Kính đề nghị hội đồng xét
duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp trường.
0 comments:
Post a Comment